Sơn epoxy là một trong những loại sơn được thi công phổ biến nhất hiện nay, sơn này thường được các nhà máy, xí nghiệp lựa chọn. Để hiểu về sơn epoxy và quy trình thi công mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Sơn epoxy là gì?
Là sơn 2 thành phần, phần A là sơn, phần B là chất đóng rắn. Tại sao phải có chất đóng rắn là vì sơn epoxy thường được sử dụng trong những môi trường khắc nhiệt hơn sơn nước hay sơn dầu: Sơn trên sàn bê tông để chịu tải trọng, mài mòn, sơn trên kết cấu sắt thép để chống ăn mòn, chống rỉ, chống môi trường nước mặn acid, một số dòng sơn đặc chủng như sơn epoxy chống hóa chất, chống tĩnh điện, chống cháy, chịu nhiệt độ cao...
Ưu điểm sơn epoxy:
- Sơn epoxy có khả năng chịu hóa chất tốt, đặc biệt là chịu kiềm.
- Chịu và chạm cơ khí lớn, tính bền cao, khả năng chịu tải trọng và mài mòn tốt
- Chịu nhiệt độ lên đến 120 độ C (có thể cao hơn hoặc thấp hơn tuy loại). Có một số hệ được sử dụng để sơn bồn chứa nước ăn và thực phẩm
- Hàm lượng chất rắn cao, hàm lượng VOCs thấp nên ít ảnh hưởng tới môi trường và con người sử dụng
Nhược điểm sơn epoxy:
- Chịu UV kém: bị phấn hóa dưới ánh nắng
- Quá trình áp dụng và đóng cứng phụ thuộc vào nhiệt độ ( thông thường là trên 10 độ C)
- Là sơn hai thành phần nên tỷ lệ pha trộn sơn epoxy phải đúng, nếu không sẽ không đông cứng
- Có thể gây dị ứng, mùi hôi khó chịu dễ đẫn đến bệnh đâu đầu
- Đòi hỏi phải có sự hiểu biết để sử dụng và thi công sơn epoxy chính xác
- Epoxy có thể biến tính với phenol, nhựa đường than đá và nhựa hydrocacbon để thu được các tính chất đặc biệt như chịu hóa chất tốt hơn, thẩm thấu tốt hơn, chịu nước tốt hơn v.v. hạn chế của sơn epoxy là chúng bao gồm một lượng lớn dung môi.
Tuy nhiên một số loại được phát triển thành sơn hàm rắn cao (mastic product) với đầy đủ các tính chất của nó. Có loại sơn không dung môi được sử dụng để sơn bể nước nước uống, trong phòng mổ, phòng sạch. Hệ sơn epoxy dung môi nước ngày nay đang phát triển và được sử dụng ngày một tăng bởi vì chúng có khả năng bảo vệ môi trường tốt hơn. Tuy nhiên khả năng chịu hóa chất thì giảm nhẹ, mức độ bám dính và chịu mài mòn thấp khi sử dụng trong môi trường chịu áp lực về va đập...
Quy trình thi công sơn Epoxy
Là loại sơn chất lượng được sử dụng nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp cũng như các công trình dân dụng khác, quy trình thi công sơn Epoxy quyết định đến chất lượng vì thế đòi hỏi sự chuyên nghiệp và chi tiết nhất.
Bước đầu tiên là phải kiểm tra bề mặt bê tông: Dùng máy đo độ ẩm để kiểm tra, nếu độ ẩm sàn trên 5% thì phải xử lý chống ẩm rồi mới tiền hành thi công sơn epoxy, trên thị trường Việt Nam hiện nay thì chỉ mỗi Sika là thương hiệu lớp vữa chống ẩm được tin dùng nhất, độ dày tối thiểu phải đạt từ 2mm mới có khả năng chống ẩm được. Dưới đây là quy trình xử lý bề mặt và thực hiện công việc thi công hệ sơn sàn epoxy 3 lớp hoặc tự phẳng:
Muốn thi công sơn epoxy thì trước tiên cần vệ sinh mặt sàn để đảm bảo vệ sinh cho công trình, tiếp đó thực hiện mài sàn để tạo độ bám dính sơn trên mặt sàn cần sơn, cách tạo nhám thông dụng là dùng máy mài để mài bê tông, nếu sàn bê tông yếu thì có thể dùng loại máy nhỏ.
Dùng vữa epoxy để tiến hành che lấp các chỗ lồi lõm trên mặt sàn, để thực hiện điều này đòi hỏi người thợ phải có sự tỉ mỉ và kiên trì, có như vậy mới đem lại một mặt sàn phẳng nhất, và luôn đảm bảo sàn không bị tách lớp khi có những xe có sức tải trọng nặng
Tiếp theo, thực hiện thi công lớp sơn lót epoxy sau khi mặt sàn đã được làm sạch và nhám theo đúng tỷ lệ chuẩn, thi công sơn epoxy phải đảm bảo yếu tố là sàn phải được hút hết bụi bẩn, bề mặt sau khi sơn lót epoxy phải có độ bóng cao, và đều.
Thi công sơn epoxy lớp trung gian, tùy theo hệ sơn lăn hay hệ tự phẳng thì người ta mới có phương pháp để sử dụng lớp này, đối với hệ 03 lớp thì người ta thường dùng ru lô để lăn lên bề mặt, đối với hệ tự san phẳng thì người ta dùng bay kéo sơn cho lớp giữa này. Sau khi trám trét và để cứng sàn lớp middletop này thì mới tiến hành chà nhám, mục đích loại bỏ những hạt cát li ti trên bề mặt, sau đó vệ sinh sạch sẽ. Cuối cùng là thi công sơn epoxy lớp hoàn thiện, đây là giai đoạn quyết đinh đến độ thẩm mỹ của công trình, hệ lăn ru lô 03 lớp epoxy thì công việc dễ dàng hơn, thi công sơn epoxy tự san phẳng lớp cuối cùng thì công việc khó hơn, mỗi top thợ phải đảm bảo từ 5 - 10 người mới đảm bảo giữa các lần kéo không bị dấu vết bàn kéo...
Cuối cùng, thực hiện nghiệm thu kết quả đã thi công sơn epoxy xem đã đạt yêu cầu hay chưa và bàn giao cho khách hàng.
MỌI CHI TIẾT LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG TRIỆU SƠN
Trụ sở chính: Số 40, đường DX048, khu phố 4, phường Phú Mỹ, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Chi nhánh Văn phòng: 779 Huỳnh Văn Lũy, khu phố 6, phường Phú Mỹ, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
MST: 3702 221 069
Tài khoản: 10201 00019 16520 ( Ngân hàng Vietinbank, Chi nhánh KCN BD)
(Mr Lượng) - HP: 0912 472 622
Email: epoxybinhduong.xd@gmail.com
Website: epoxybinhduong.com